Banner
Trang chủ TIN TỨC & SỰ KIỆN

Thấy gì từ năm nhóm ngành rất khát nhân lực nhưng lại ít người học?

29/03/2021 17:10 - Xem: 1119

Tại Hội nghị Tuyển sinh đại học và cao đẳng sư phạm năm 2021 tổ chức ngày 25/3/2021, với bốn điểm cầu Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ. Bộ GD-ĐT cho biết năm nhóm ngành Khoa học tự nhiên, Nông lâm nghiệp và thủy sản, Dịch vụ xã hội, Khoa học sự sống, Môi trường và bảo vệ môi trường có tỉ lệ tuyển sinh thấp nhất trong toàn hệ thống. Cụ thể, tỷ lệ nhập học so với chỉ tiêu năm 2019 của nhóm các trường này là dưới 50%. Sang năm 2020, tình hình đã được cải thiệt hơn. Cụ thể, tỷ lệ này đã tăng lên trong khoảng từ trên 41 đến 65%.

 STT

ngành

Năm nhóm ngành

tuyển sinh thấp

Tổng

chỉ tiêu

Tổng

nhập học

Nhập học

2020 (%)

Nhập học

2019 (%)

1

744

Khoa học tự nhiên

4,506

1,867

41.43

34.58

2

762

Nông lâm nghiệp, thuỷ sản

9,416

4,135

43.91

32.60

3

776

Dịch vụ xã hội

3,073

1,536

49.98

45.71

4

742

Khoa học sự sống

5,953

3,240

54.43

50.04

5

785

Môi trường, bảo vệ MT

6,656

4,345

65.28

45.28

Toàn hệ thống

541,301

467,791

86.42

77.70

 

Nguồn: Tham khảo từ Báo cáo tổng kết Hội nghị.

Phải thừa nhận rằng những con số này phần nào phản ánh sự phân tầng, lợi thế của ngành, cũng như vị thế của các trường. Cũng tại Hội nghị này, các bên đã chỉ ra, nguồn nhân lực trọng những nhóm ngành này là rất quan trọng đối với xã hội và sự phát triển của quốc gia. Các con số chỉ phản ảnh xu thế trong một khoảng thời gian. Việc xây dựng những kế hoạch chiến lược trong dài hạn nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong những nhóm ngành này sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước là trách nhiệm của các cấp quản lý vĩ mô. Với mỗi cá nhân, việc lựa chọn ngành nghề nhằm tìm kiếm cơ hội và triển vọng là rất quan trọng. Vì thế, nó (việc lựa chọn) cần được phân tích một cách hệ thống (xem xét, cân nhắc cả những yếu tố bên trong và bên ngoài). Nếu lựa chọn ngành nghề chỉ căn cứ vào vị thế của các trường và xu thế, hoặc chỉ dựa trên cảm quan thì chưa hẳn đã phải là một lựa chọn có tính chất bền vững. Điều gì sẽ xảy ra nếu sau vài năm nữa nguồn nhân lực trong năm nhóm ngành này bị thiếu? Nếu dự đoán được để có quyết định tốt ở hiện tại liệu có phải là một chỉ số tốt để tham khảo? Câu trả lời tuỳ thuộc vào khả phân tích và phán đoán của mỗi cá nhân.

 Các phân tích trên đây là của cá nhân người tổng hợp và biên tập. Chúng không phản ánh quan điểm của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn cũng như Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Tổng hợp và biên tập: Dương Hoài An

 
BÀI VIẾT LIÊN QUAN