Banner
Trang chủ SINH VIÊN

Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp

31/12/2016 00:00 - Xem: 523
Diễn đàn Khởi nghiệp lần thứ II với chủ đề: “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo trong Nông nghiệp”, diễn ra sáng 27/12/2016 tại trụ sở VCCI, Hà Nội đã giúp giới trẻ hiểu rõ về hệ sinh thái khởi nghiệp, đặc điểm và cách xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp một cách hiệu quả ở Việt Nam.
Diễn đàn Khởi nghiệp lần thứ II với chủ đề: “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo trong Nông nghiệp”, diễn ra sáng 27/12/2016 tại trụ sở VCCI, Hà Nội đã giúp giới trẻ hiểu rõ về hệ sinh thái khởi nghiệp, đặc điểm và cách xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp một cách hiệu quả ở Việt Nam.

Diễn đàn do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ đạo, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ và Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức. Đây là một trong những sự kiện nhằm khép lại lại các hoạt động của chuỗi Chương trình Khởi nghiệp 2016.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/toancanh7-2.jpg

Gần 200 khách mời tham dự Diễn đàn.

Tham dự Diễn đàn có: Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Tiến Nhường – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ; Ông Phạm Quang Hiển – Vụ trưởng Vụ Quản lí Doanh nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ông Nguyễn Chí Ngọc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ông Ngô Tiến Dũng – Tổng Thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong nông nghiệp; Bà Loreen Weintraub – Tổng Giám đốc điều hành Khu vực Đông Nam Á Tập đoàn ORCA; Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Quân – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp; Ông Trần Trí Dũng – Cán bộ đánh giá và giám sát Chương trình Thúc đẩy Khởi nghiệp; Ông Nguyễn Thế Hùng –  Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lân Thái Nguyên; Ông Đàm Quang Thắng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hóa chất Nông nghiệp Hà Nội; Ông Nguyễn Trường Sơn – Đại diện Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao; Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; Ông Vũ Ngọc Huyên – Trưởng Phòng Công tác chính trị và sinh viên, Học viện Nông nghiệp.

Đặc biệt, Diễn đàn có sự tham dự của gần 200 khách mời đến từ các cơ quan trung ương và địa phương, các Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các trường đại học, các bạn thanh niên – sinh viên cùng các cơ quan thông tấn báo chí.

KHỞI NGHIỆP LÀ PHƯƠNG THỨC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Phát biểu khai mạc, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, thời gian qua 2 cụm từ được nhắc nhiều lần là nông nghiệp và khởi nghiệp. Đây là cứu cánh của nền kinh tế Việt Nam. Nông nghiệp là lợi thế đặc biệt của Việt Nam và khởi nghiệp là phương thức thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Trong một buổi tọa đàm gần đây, hai giáo sư hàng đầu của Mỹ có đặt câu hỏi: Tại sao Việt Nam không trở thành bếp ăn của thế giới? Khi nói đến Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới có hàm nghĩa Việt Nam trở thành lung lũng lương thực của cả thế giới.

“Việc Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp và sự cộng sinh giữa du lịch và nông nghiệp sẽ là lợi thế rất quan trọng của Việt Nam. Đối với nước ta phát triển nông nghiệp nông thôn không chỉ là kinh tế mà còn liên quan đến vấn đề chính trị xã hội. Do vậy, phát triển nông nghiệp sẽ là định hướng quan trọng nhất trong phát triển kinh tế của Việt Nam”. – Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/ongloc1.jpg

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Cũng theo ông Lộc, trong suốt 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam chưa có sự thay đổi, chưa bứt phá do vậy nền kinh tế chưa có cơ hội phát triển.

Suốt 30 năm qua, nông nghiệp Việt Nam mới chỉ dừng lại ở nền kinh tế hộ gia đình, manh mún, không gắn kết nên không phát triển được. Ông Lộc cho rằng, vấn đề khởi nghiệp trong nông nghiệp trước hết nhằm vào đổi mới mô hình kinh doanh trong nông nghiệp từ các hộ cho đến người kinh doanh và cả nền kinh tế.

Trong quá trình đổi mới mô hình kinh doanh nông nghiệp, dù là 4 nhà nhưng DN đứng vai trò trung tâm trong chuỗi liên kết đó.

Ông Lộc bày tỏ vui mừng vì càng ngày càng có nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thậm chí có nhiều sinh viên vừa ra trường đã về nông thôn để khởi nghiệp từ trồng rau, nuôi lợn… Sự thức tỉnh của giới trẻ là tín hiệu đáng mừng cho đất nước.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/toancanh6-3.jpg

Các vị đại biểu tham gia Diễn đàn.

Theo ông Lộc, để phát triển nông nghiệp cần phải có hệ sinh thái để thúc đẩy khởi nghiệp. Chúng ta chỉ thành công khi xây dựng được một hệ sinh thái hoàn chỉnh, tất nhiên phải đảm bảo nhiều cách tiếp cận khác nhau:

Thứ nhất, cần tạo cho các DN có thể tiếp cận thị trường;

Thứ hai, cung cấp được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các DN khởi nghiệp;

Thứ ba, có một hệ thống tài chính, cơ chế tài chính để dẫn vốn cho các DN khởi nghiệp (quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần…);

Thứ tư, xây dựng khung pháp lý cho khởi nghiệp để DN mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp;

Thứ năm, cơ sở hạ tầng cho khởi nghiệp cần hoàn thiện.

Toàn văn bài phát biểu của Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

“Khởi nghiệp chỉ có thể thành công nếu được quốc gia ủng hộ cho tinh thần khởi nghiệp. Thúc đẩy, khuyến khích, tạo ra sự hứng khởi cho khởi nghiệp, khuyến khích sự mạo hiểm trong khởi nghiệp và chấp nhận mạo hiểu. Khi nhà kinh doanh chấp nhận mạo hiểm thì xã hội cũng nên khoan dung chấp nhận”. – ông Lộc nhấn mạnh

Ông Lộc cũng khẳng định: Diễn đàn hôm nay là hội nghị rất tốt để giúp các DN khởi nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. VCCI trong nhiều năm qua là một tổ chức đầu tiên thúc đẩy, trở thành bệ đỡ cho DN khởi nghiệp ở Việt Nam. “Mấy năm gần đây, trong chương trình khởi nghiệp của VCCI những dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt giải cao nhất. Điều này chứng tỏ giới trẻ đã rất hứng khởi trong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tôi vẫn tin rằng khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ phải là lĩnh vực dẫn đầu. Tôi cũng tin rằng VCCI và Bộ Khoa học & Công nghệ sẽ phối hợp với nhau để thúc đẩy và hỗ trợ DN khởi nghiệp trong lĩnh vực này”. – ông Lộc nói.

BỨC TRANH HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/chutoa-1.jpg

Từ trái qua phải: Ông Vũ Ngọc Huyên – Trưởng Phòng Công tác chính trị và sinh viên, Học viện Nông nghiệp; Phiên dịch viên; Bà Loreen Weintraub – Tổng Giám đốc điều hành Khu vực Đông Nam Á Tập đoàn ORCA; Ông Ông Phạm Quang Hiển – Vụ trưởng Vụ Quản lí Doanh nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ông Ngô Tiến Dũng – Tổng Thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong nông nghiệp

Phát biểu đề dẫn phiên thảo luận về “Bức tranh hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp”, ông Phạm Quang Hiển – Vụ trưởng Vụ Quản lí Doanh nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, dưới sự chỉ đạo của VCCI, từ năm 2003 báo DĐDN đã tổ chức các chương trình khởi nghiệp liên tục, thường xuyên và đã có sự bảo trợ rất tốt của các bộ ngành địa phương. Cùng với đó thu hút cũng như hỗ trợ cho sự khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ, góp phần vào việc phát triển của đất nước.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính đến hết tháng 2/2016, cả nước có 4.424 doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, thủy sản). Các DN này có hiệu quả kinh tế tương đối tốt, chỉ số phản ánh về hiệu suất sinh lời cao hơn so với các DN trong lĩnh vực khác.

Quá trình đổi mới DN Nhà nước trong lĩnh vực đã có sự thay đổi đáng kể, số DN Nhà nước trong nông nghiệp giảm đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2016, đã có 244 DN nhà nước trong nông nghiệp được thông qua đề án tái cơ cấu.

Đặc biệt sau khi được chính phủ đưa ra 3 nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, việc quan tâm và thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp nhận thấy nhiều chuyển biến tích cực.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/ong-hien.jpg

Ông Phạm Quang Hiển – Vụ trưởng Vụ Quản lí Doanh nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Theo ông Hiển, số lượng DN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn thấp, chỉ chiếm 1% trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trên cả nước. Sản xuất nông nghiệp vẫn đa phần là quy mô nhỏ, điều kiện hạ tầng, dịch vụ… còn nhiều yếu kém. Doanh nghiệp mới chỉ chú ý đến sản xuất và chế biến thô mà chưa chú trong về sản xuất tinh và các hoạt động marketing. DN mới chỉ tập trung phát triển ở các vùng có điều kiện thuận lợi,

Bên cạnh đó, một số chính sách về đất đai, thuế, về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn còn những hạn chế, chậm sửa đổi so với thực tiễn.

Đặc biệt, tính ổn định của quy hoạch trong từng lĩnh vực nông nghiệp chưa bền vững, việc quản lý thực hiện quy hoạch chưa chặt chẽ, thiếu chế tài. Công tác cải cách hành chính tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện còn chậm. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn chậm, hiệu quả chưa cao.

“Do đó, Đảng và Chính phủ đã thực sự quan tâm đến khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp trong nông nghiệp, coi khởi nghiệp chính là động lực để tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân”. – ông Hiển nhấn mạnh.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/toancanh3-2.jpg

Toàn văn phát biểu của ông Phạm Quang Hiển – Vụ trưởng Vụ Quản lí Doanh nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Ông Hiển cho biết, trong những năm qua, nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã được tổ chức như: Giao lưu khởi nghiệp năm 2013 do VCCI cùng các bộ, ngành phối hợp với ĐH Nông nghiệp Hà Nội tổ chức với sự tham gia của gần 1000 sinh viên. Năm 2015, “Khởi nghiệp Nông nghiệp” của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội có sự tham gia của 9 trường đại học, cao đẳng. Các cuộc thi “Khởi nghiệp quốc gia” năm 2013, 2014, 2015, 2016.

Về định hướng cho DN trong nông nghiệp, theo ông Hiển, trước hết cần cụ thể hóa các chủ trương, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân trong nước và ngoài nước. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân vào nông nghiệp.

Bên cạnh đó, cần tập trung cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết số 19/NQ-CP; nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng…; Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính và tiết kiệm thời gian, kinh phí từ các TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư vào nông nghiệp.

Ngoài ra, để cải thiện môi trường kinh doanh, chúng ta phải đẩy mạnh đối thoại với DN, tháo gỡ khó khăn và hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn; Nâng cao chất lượng quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản; nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

Cùng với đó, phải rà soát, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách và đổi mới hình thức quản lý các dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng trường, hỗ trợ đào tạo và pháp lý cho DN ngành nông nghiệp; Rà soát các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) và đánh giá khả năng cạnh tranh các ngành hàng nông, lâm, thủy sản và khả năng đàm phán thuế quan đối với khu vực tự do thương mại khi Việt Nam tham gia.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/banodie1.jpg

Bà Loreen Weintraub – Tổng Giám đốc điều hành Khu vực Đông Nam Á Tập đoàn ORCA cho biết, Tập đoàn ORCA

Thảo luận về vấn đền này, bà Loreen Weintraub – Tổng Giám đốc điều hành Khu vực Đông Nam Á Tập đoàn ORCA cho biết, Tập đoàn ORCA đã hoạt động ở Việt Nam được hơn 7 năm và làm trong một số lĩnh vực trong đó có nông nghiệp: café, nhà kính, dệt vải.

ORCA luôn trăn trở với câu hỏi: Tại sao Israel lại là nước khởi nghiệp tốt? Nếu nói về diện tích thì Israel rất nhỏ so với diện tích của Việt Nam, tổng dân số cũng không nhiều. Một đặc điểm của Israeli là nguồn di cư, di dân rất lớn bằng 350% dân số.

Bà Loreen Weintraub cho biết: “Cách đây 20 năm chúng tôi hiểu phát triển nông nghiệp phải đảm bảo 4 yếu tố: gắn liền với môi trường, công nghệ cao, công nghệ sinh học và phát triển nghiên cứu.

Hiện tại đất nước của chúng tôi có hơn 5 nghìn DN khởi nghiệp, phần lớn những nguồn vốn khởi nghiệp là bất nguồn từ quân đội và về sau là nguồn vốn của tư nhân và nhà đầu tư mạo hiểm giữ vai trò lớn hơn. Chúng tôi luôn coi nghiên cứu phát triển là quan trọng nhất trong đầu tư phát triển nông nghiệp. Đó là lý do tại sao nhiều trung tâm nghiên cứu của các DN lớn được đặt ở 350% dân số.

Tôi cho rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng để làm được như vậy, bởi những yếu tố về đất nước, con người tài giỏi tại Việt Nam sẽ hút các nghiên cứu phát triển từ các DN lớn”.

Theo bà Loreen Weintraub, yếu tố để giúp khởi nghiệp thành công là khi bắt đầu sự nghiệp nhỏ phải có ý nghĩ lớn ra toàn cầu và có giá trị với xã hội và toàn cầu. Thứ hai là thu hút đầu tư phải chọn ý tưởng, chọn nhân lực tốt.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/toancanh1-2.jpg

Hiện nay, Israel đang đứng đầu thế giới về thiết bị công nghệ sinh học tính theo bằng sang chế phát minh. Bà Loreen Weintraub cho rằng tuổi thọ của con người phụ thuộc vào môi trường nên việc phát triển nông nghiệp phải gắn liền với công nghệ xanh và môi trường tốt.

“Chính vì đặc điểm khí hậu của Israel nên chúng tôi đã đầu tư về môi trường để đem lại tuổi thọ cho đất nước chúng tôi. Ví dụ, chúng tôi sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời, năng lượng chịu nhiệt để phát triển; Áp dụng điện toán đám mây trong nông nghiệp, biết được thực trạng của đồng ruộng, lượng nước… Điều nay sẽ nâng cao hiệu quả và năng suất và DN khi canh tác trên mảnh đất đó sẽ biết chính xác số lượng sản xuất được bao nhiêu”. – Bà Loreen Weintraub nói.

Bà thông tin thêm: Tập đoàn ORCA đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu phát triển. Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã trải qua hạn hán nặng nề, vì vậy, giải pháp đưa ra là lai tạo được những giống mới để trồng phù hợp. Bên cạnh đó, công nghệ sau thu hoạch cũng là lĩnh vực Việt Nam cần đầu tư vào. Có rất nhiều công nghệ có thể mua ở nước ngoài để phát triển áp dụng vào Việt Nam.

“Tóm lại, tôi cho rằng, để khởi nghiệp tốt thì yếu tố quan trọng là phải có sự hợp tác và trao đổi thường xuyên giữa các bên tham gia trong chuỗi phát triển của mình, và phải tính tới khí hậu, môi trường phù hợp để phát triển hài hoà với nhau”. – Bà Loreen Weintraub nhấn mạnh.

Tại Diễn đàn, PGS.TS Mai Quang Vinh – Phó Viện trưởng, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Chính xác, Chủ nhiệm Chương trình KHCN Thời tiết Nông nghiệp Thông minh iMetos Việt Nam, Viện Phát triển Công nghệ và Giáo dục (ITED) đã đặt ra 3 câu hỏi:

Câu hỏi 1: Là một người xuất thân từ nông dân, tôi đang có ý tưởng thành lập sàn giao dịch điện tử chuyên giao dịch các sản phẩm nông sản Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của tôi là đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra toàn cầu. Tôi mong các chuyên gia góp ý cho tôi hướng đi nào để mục tiêu của tôi thành hiện thực.

Câu hỏi 2. Bản làng một năm chỉ canh tác được 1 vụ nên đất đai rất lãng phí. Sau đó tôi tận dụng mùa khô để canh tác thêm và cho kết quả khả quan, xuất ra thị trường Sơn La, địa phương gần 2 tấn rau. Tuy nhiên, bản thân tôi do hạn chế về vốn nên chưa thể mở rộng quy mô được. Tôi rất mong được sự quan tâm của chuyên gia và các quỹ đầu tư để nhân rộng mô hình này ở Tây Bắc.

Câu hỏi 3. Tôi 70 tuổi nhưng đại diện cho một nhóm các cháu khởi nghiệp ở công ty chia sẻ một số điều. Người Việt Nam rất thông minh, cần cù, chịu khó và nhanh chóng nắm bắt xu hướng thời đại. Cho nên các ý tưởng khởi nghiệp của các bạn trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, tổ chứ quốc tế hỗ trợ giúp đỡ để các bạn nhanh chóng nắm bắt, tận dụng được thời cơ và lợi thế.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/nguoi-hoi-thu-3.jpg

PGS.TS Mai Quang Vinh – Phó Viện trưởng, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Chính xác, Chủ nhiệm Chương trình KHCN Thời tiết Nông nghiệp Thông minh iMetos Việt Nam, Viện Phát triển Công nghệ và Giáo dục (ITED)

Ông Mai Quang Vinh cho biết, đơn vị ông công tác có 50 bạn trẻ và 20 chuyên gia như ông. Các bạn trẻ rất thông minh, làm việc hiệu quả. “Trong 3 năm vừa qua chúng tôi làm nông nghiệp chính xác – nghe có vẻ không logic nhưng nông nghiệp Việt Nam muốn tiến lên và phát triển thì phải áp dụng nông nghiệp chính xác như Israel. Đây là một trong những bài học rất lớn của các lớp trẻ khi khởi nghiệp.

Hiện tại chúng tôi đang xây dựng hệ thống thông tin về môi trường, dự báo thời tiết về nông nghiệp. Sắp tới chúng tôi sẽ là một trong những DN đầu tiên độc quyền về dự báo thời tiết – lĩnh vực mà nhà nước đang độc quyền. Với sự hỗ trợ từ các bạn quốc tế, chúng tôi đã áp dụng thành công các trạm dự báo trên cả nước.

Tiếp đó là tạo thông tin minh bạch về quy trình sản xuất rau an toàn tại Hà Nội. Theo đó, camera giám sát tại đồng ruộng, chúng tôi áp dụng công nghệ từ khâu sản xuất cho đến lúc đưa vào nhà hàng chế biến”.

Ông Vũ Ngọc Huyên – Trưởng Phòng Công tác chính trị và sinh viên, Học viện Nông nghiệp cho biết: “Qua 4 năm xây dựng và triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, tôi nhận thấy việc khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều khó khăn nhưng tôi tin tưởng việc xây dựng hệ sinh thái trong ngành nông nghiệp sẽ thành hiện thực”.

Từ thực tiễn triển khai trong nước, ông Huyên nhận thấy còn nhiều trăn trở và cần có sự vào cuộc thiết thực hơn, bởi xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp không còn là đẩy mạnh việc đưa chính sách vào cuộc sống mà là đưa cuộc sống vào chính sách. Có vậy chính sách mới phù hợp với thực tiễn.

“Phải có khó khăn cộng với sáng tạo, có ý chí cộng sáng tạo mới khởi nghiệp thành công được. Bên cạnh đó, phải khẳng định khởi nghiệp không có giới hạn độ tuổi”. – ông Huyên nhấn mạnh.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/ong-Huyen.jpg

Ông Vũ Ngọc Huyên – Trưởng Phòng Công tác chính trị và sinh viên, Học viện Nông nghiệp.

Ông Huyên cho rằng, để xác định và xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp thì vấn đề nằm ở việc tổ chức hệ thống. Bởi từ nghị quyết chính sách của Đảng để đi vào thực tiễn cuộc sống phải thông qua một hệ thống. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, khởi nghiệp trong nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đủ hệ thống phát triển thành cộng đồng và hệ sinh thái.

Đặc biệt, theo ông Huyên cần cấp thiết thành lập một hội đồng cố vấn khởi nghiệp. Bởi hiện nay chúng ta mới chỉ có cố vấn ý tưởng, cố vấn cuộc thi mà chưa có hội đồng cố vấn để triển khai các ý tưởng khởi nghiệp vào cuộc sống.

Qua 4 năm triển khai đề án hệ sinh thái khởi nghiệp, hiện mới chỉ có 5 đề án tham dự thành công trong việc thành lập doanh nghiệp, vẫn có những doanh nghiệp đang loay hoay kêu gọi vốn, loay hoay xin thủ tục… Bên cạnh đó, có những dự án được giải cao nhưng chưa đi vào thực tiễn, những dự án giải thấp lại ngay lập tức thành lập đc doanh nghiệp sau khi kết thúc cuộc thi. Bởi vậy, theo ông Huyên vấn đề ở đây là vấn đề con người.

Ông Huyên cho rằng, nếu có sự chung sức của nhiều lực lượng, sự vào cuộc hỗ trợ của nhiều đơn vị thì đã có nhiều dự án khởi nghiệp được đi vào thực tiễn hơn.

“Chúng ta cần phải nghiêm túc hơn, trách nhiệm hơn, không để những dự án khởi nghiệp chỉ “nằm trên giấy”. Và để hỗ trợ khởi nghiệp thành công, nhất thiết phải thành lập một hội đồng cố vấn. Mà không ai có thể đứng vào vị trí này ngoài các doanh nhân đi trước, những người có thể chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn trẻ khởi nghiệp thành công”. – ông Huyên nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Huyên cũng cho rằng, nên thành lập các quỹ đầu tư khởi nghiệp, hiện đã có nhiều mô hình đã mạnh dạn thành lập và thành công.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/ong-khac-hien.jpg

Ông Bùi Khắc Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ quản lý Doanh nghiệp

Thảo luận tại Diễn đàn, ông Bùi Khắc Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ quản lý Doanh nghiệpcho rằng, DN là một cơ thể sống, chỉ một ý tưởng mà hình thành DN và phát triển thì cực khó. Do vậy ông Hiền đa đưa ra cho các bạn trẻ một số lời khuyên:

Thứ nhất, phải có sự khao khát và mong muốn dẫn đầu. Nếu sự sáng tạo đó hết phải có sự sáng tạo khác bởi thành công của mỗi DN phải là sự sáng tạo liên tục.

Thứ hai, không có cái gì bằng chính quê hương cuả mình, bằng sản phẩm đặc thù của mình. Các bạn không có sự nghiên cứu thêm về đặc thù của Việt Nam mà áp dụng các công nghệ của thế giới vào thì rất khó thành công. Do vậy, tự chúng ta phải tìm lối đi riêng của mình.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/ong-tien-dung-1.jpg

Ông Ngô Tiến Dũng – Tổng Thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao

Cùng quan điểm với ông Hiền, ông Ngô Tiến Dũng – Tổng Thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong nông nghiệp cho rằng, khi mua công nghệ ở nước ngoài, có rất nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao Hiệp hội lại mua của Israel mà không phải mua của các nước khác rẻ hơn?

“Thực tế, chúng tôi đã nghiên cứu về các đặc thù của Việt Nam, chuyển giao công nghệ và lúc đầu chúng tôi mua trọn gói công nghệ, sau đó thuê các chuyên gia của họ sang hướng dẫn. Mọi người nói Việt Nam mọi cái điều làm được nhưng chúng ta làm việc lại không theo quy trình nên khó thành công”. – ông Dũng khẳng định.

Cũng theo ông Dũng: “Sau khi thuê chuyên gia của Israel hướng dẫn xong, chúng tôi chỉ việc hướng dẫn lại cho nông dân Việt Nam tuân thủ tất cả các quy trình.”

“Chúng tôi tuyển rất nhiều sinh viên ra trường, đặc biệt ở trường nông nghiệp. Tuy nhiên, các bạn chỉ giỏi về lý thuyết mà thực tiễn lại không áp dụng được. Chúng tôi phải cầm tay chỉ việc và đào tạo cho các bạn. Do đó, kinh nghiệm thực tiễn đang là lỗ hổng trong đào tạo nguồn nhân lực về nông nghiệp”. – ông Huyên nói.

Ông cũng trăn trở vấn đề làm sao cho khởi nghiệp nông nghiệp phát triển. Nếu chúng ta minh bạch tất cả các dự án thì hoạt động rất tốt. Bên cạnh đó, nếu chúng ta không bảo vệ được các chứng chỉ mà chúng ta cấp thì rất khó cho việc phát triển nông nghiệp và sẽ làm các DN khởi nghiệp nản.

CẢI THIỆN ĐỒNG BỘ SỰ LIÊN KẾT VÀ NĂNG LỰC 4 NHÀ TRONG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỪ NÔNG NGHIỆP

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/chutoa3.jpg

Từ trái qua phải: Ông Trần Trí Dũng – Cán bộ đánh giá và giám sát Chương trình Thúc đẩy Khởi nghiệp; Ông Nguyễn Thế Hùng –  Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lân Thái Nguyên; Ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ; Ông Nguyễn Chí Ngọc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ông Đàm Quang Thắng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hóa chất Nông nghiệp Hà Nội.

Phát biểu tại phiên thảo luận chủ đề “Cải thiện đồng bộ sự liên kết và năng lực 4 nhà (Nhà nước – Nhà trường – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp) trong hỗ trợ khởi nghiệp từ nông nghiệp, ông Đàm Quang Thắng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hóa chất Nông nghiệp Hà Nội khẳng định, việc đổi mới sáng tạo vào nông nghiệp là hết sức quan trọng. Với nông nghiệp, cái quan trọng đầu tiên là sáng tạo để nâng được giá trị của nông sản lên. “Chúng tôi muốn lấy những mô hình tốt nhất để đưa giá trị vào sản phẩm, làm lợi cho cộng đồng, xã hội”. – Ông Thắng nói.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/ong-thang.jpg

Ông Đàm Quang Thắng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam

Theo ông Thắng, để sáng tạo trong nông nghiệp có nhều cách: Sáng tạo trong quy trình sản xuất, chế biến; Cung ứng sản phẩm ra thị trường; Ứng dụng công nghệ, công nghệ cao; Làm ra công nghệ; thay đổi được tư duy của người sản xuất để có giá trị cao; Thay đổi ý thức của người tiêu dùng…

“Chúng ta cần xây dựng tấm gương khởi nghiệp từ nông nghiệp để các thế hệ khác noi theo. Xã hội khi dùng sản phẩm sáng tạo sẽ đón nhận.” – ông Thắng nói.

Vậy trong hệ sinh thái khởi nghiệp, làm sao có liên kết chặt nhất? Theo ông Thắng, Agricare đã liên kết 4 nhà và đang nghiên cứu rất sâu về chuỗi liên kết này. Tuy nhiên ông Thắng cho rằng cần nhất 2 nhà: DN khởi nghiệp và nông dân để tạo ra chuỗi giá trị. Hai nhà còn lại sẽ tham gia vào hỗ trợ.

Cũng theo ông Thắng, trong chuỗi giá trị đầu ra rất quan trọng, khó khăn của các bạn khởi nghiệp cũng là khó khăn chung của mọi người. “Chúng ta chưa có thị trường cho các sản phẩm sáng tạo, chúng ta chưa có sân chơi riêng. Do vậy phải thay đổi tư duy để các sản phẩm sáng tạo của các bạn khởi nghiệp có thể có thị trường riêng. Các cơ quan quản lý hãy hỗ trợ các bạn khởi nghiệp từ nông nghiệp”. – ông kêu gọi.

Trao đổi tại Diễn đàn, ông Phạm Hồng Quất – Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ cho biết, sự liên kết năng lực 4 nhà (Nhà nước – Nhà trường – Nhà Khoa học – Nhà Doanh nghiệp) là vô cùng quan trọng. Liên kết 4 khối đó vào với nhau để ứng dụng và đem tiền về.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/ong-hong-quat.jpg

Ông Phạm Hồng Quất – Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ

Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đang chủ trì và soạn thảo Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đến năm 2025”. Trong hệ sinh thái khởi nghiệp vai trò của Nhà nước với các chính sách pháp luật là vô cùng quan trọng. Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó là các Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Funds), các nhà đầu tư thiên thần…

Hiện Việt Nam đang có khoảng hơn 20 quỹ đầu tư mạo hiểm có hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Hầu hết là quỹ nước ngoài không thành lập quỹ tại Việt Nam mà chỉ có văn phòng đại diện. Số lượng các quỹ nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng. Một số tập đoàn đang trong quá trình tìm hiểu mô hình đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Về vấn đề văn hoá khởi nghiệp, ông Quất cho rằng, truyền thông đại chúng sẽ hỗ trợ các bạn trẻ.

Theo đó, tại Cơ sở ươm tạo khởi nghiệp (Incubator) & tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Accelerator), hiện có khoảng có khoảng 21 cơ sở ươm tạo và 7 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Số lượng tăng trong một vài năm gần đây. Ngoài các đơn vị thuộc nhà nước, đã có thêm các đơn vị thuộc tư nhân và kết hợp giữa nhà nước và tư nhân.

Nếu nói về điểm mạnh cho hệ khởi nghiệp phát triển ông Quất cũng cho biết, hiện đã có hành lang pháp lý cơ bản để doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển; Có hệ thống các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; Bắt đầu có các quỹ đầu tư, cá nhân đầu tư cho khởi nghiệp; Có một số doanh nghiệp khởi nghiệp thành công.

Đối với điểm yếu của hệ thống khởi nghiệp, theo ông Quất đó là chưa có hành lang pháp lý, chính sách đặc thù cho khởi nghiệp về đầu tư mạo hiểm, đầu tư gọi vốn cộng đồng, ưu đãi thuế cho nhà đầu tư cá nhân, cơ chế đối ứng đầu tư từ nhà nước cho các quỹ đầu tư tư nhân, cơ chế thoái vốn của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các DN khởi nghiệp còn thiếu thông tin, chưa có sự gắn kết giữa các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp. Thiếu kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp, đầu tư cho khởi nghiệp.

Về cơ hội, ông Quất cho rằng, các DN khởi nghiệp đã và đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về vấn đề khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, dân số Việt Nam trẻ, nhân lực tri thức cao, đặc biệt là nhận lực, rất phù hợp để phát triển khởi nghiệp.

Ông Quất cũng cho biết, tỷ lệ người sử dụng công nghệ, internet ở Việt Nam cao, thị trường tiêu dùng lớn. hội nhập mạnh mẽ… cung là một trong những “đòn bẩy” thúc đẩy khởi nghiệp.

Tuy nhiên, ông Quất cũng cho rằng, nếu không xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, các nhà đầu tư sẽ không lựa chọn thị trường Việt Nam mà đầu tư cho các nước khác trong khu vực ASEAN; Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ Việt Nam sẽ sang các nước khác trong khu vực để lập nghiệp; Các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ không muốn phát triển mạnh mà muốn giữ quy mô nhỏ để tránh các vướng mắc về hành chính, pháp lý.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/ong-the-hung.jpg

Ông Nguyễn Thế Hùng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lân Thái Nguyên

Ở góc độ giáo dục, ông Nguyễn Thế Hùng –  Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lân Thái Nguyên cho rằng, trong hoàn cảnh hiện nay các trường Đại học nghiên cứu nhiều nhưng khả năng ứng dụng không cao, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được, số lượng sinh viên lớn, lượng sinh viên vào trường Đại học ngày càng giảm… Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của các trường Đại học.

Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho các trường ĐH bởi nếu chúng ta đào tạo tốt, sinh viên sẽ rất năng động, tạo ra DN và có việc làm. Nếu kết nối được cho sinh viên với DN, địa phương thì sẽ có sự tương tác thực tế.

Cơ hội lớn, tiềm năng cũng lớn từ cơ sở vật chất như: Phòng thí nghiệm, trang trại, đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có đội ngũ sinh viên trẻ sáng tạo và là những người chấp nhận rủi ro trong khởi nghiệp vậy câu hỏi đặt ra cho các trường ĐH là: Cơ hội khởi nghiệp cho các sinh viên tại các trường Đại học có lớn? Tại sao khởi nghiệp chỉ tập trung ở một số trường lớn? Kết quả khởi nghiệp không như mong đợi?

Với tư cách là một lãnh đạo trường ông Hùng chia sẻ: Hiện nay nhận thức về khởi nghiệp của lãnh đạo các trường còn chưa nhiều. Nhiều lãnh đạo chưa coi khởi nghiệp là một hoạt động không thể thiếu cho các bạn sinh viên. Một người muốn khởi nghiệp phải có khát vọng, khát vọng mới ra được khởi nghiệp. Nếu lãnh đạo có khát vọng thì hoạt động khởi nghiệp trong các trường sẽ thành công.

Ông Hùng cho biết: “Tại Trường ĐH Nông lâm thái Nguyên, chúng tôi làm mạnh việc đưa sinh viên đi tập sinh ở nước ngoài và đến nay mỗi năm có khoảng 300 sinh viên đi Israel, Đức, Úc… Sinh viên về họ mang theo khát vọng khởi nghiệp và được lãnh đạo trường tôi rất ủng hộ. Khởi nghiệp đòi hỏi phải có ý tưởng hơn. Từ quá trình đó chúng tôi đã hình thành nên trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và ươm tạo sinh viên, mời gọi các DN, đối tác vào”.

“DN và nông dân là trụ cột trong khởi nghiệp. Chúng tôi mong muốn có một hệ sinh thái khởi nghiệp. Trách nhiệm của chúng tôi phải hỗ trợ sinh viên, cộng đồng phát triển khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp”. – ông Hùng nói.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/ong-chi-ong.jpg

Ông Nguyễn Chí Ngọc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ông Nguyễn Chí Ngọc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho rằng, đối với việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn- một lĩnh vực nhiều rủi ro, chậm thu hồi vốn, vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng.

Mới đây,tại Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2016 và triển khai kế hoạch 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh “Thể chế ràng buộc sự phát triển thì phải bãi bỏ ngay, đừng để các thể chế đó bắt chúng ta phải chạy theo, phải sợ nó một cách vô lý”. Nhưng để thực hiện được việc xóa bỏ đó có dễ dàng, trong khi thực tiễn cho thấy, hệ thống chính sách, thể chế của chúng ta còn chậm thay đổi. Vì vậy, Nhà nước cần phải thay đổi thể chế, thay đổi tư duy ngay lúc này.

“Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào thực tế để đổi mới, thay đổi quyết liệt, để những lời nói của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện hiệu quả nhằm xây dựng thành công hệ sinh thái khởi nghiệp” – ông Ngọc bày tỏ.

Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ cũng là chia khóa đưa doanh nghiệp khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực nông nghiệp. Gần đây, chúng ta nghe nói nhiều đến nông nghiệp công nghệ cao. Khởi nghiệp phải là ưu tiên hàng đầu cho việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Ngọc hi vọng, qua diễn đàn này, các nhà khởi nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận và tiếp cận đầy đủ nhất với những đơn vị cung cấp, tư vấn về công nghệ cao.

Đặc biệt, để khởi nghiệp trong nông nghiệp thành công, doanh nghiệp cần chú trọng đến giải pháp tổ chức sản xuất. Bởi nếu không có tổ chức sản xuất khoa học và hợp lý thì doanh nghiệp rất khó để có thể tiếp cận với những tiến bộ và xây dựng doanh nghiệp thành công.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/ong-tri-dung.jpg

Ông Trần Trí Dũng – Cán bộ đánh giá và giám sát Chương trình Thúc đẩy Khởi nghiệp

Ông Trần Trí Dũng – Cán bộ đánh giá và giám sát Chương trình Thúc đẩy Khởi nghiệp khẳng định: Khởi nghiệp nông nghiệp là cái tương đối dễ để bắt đầu một kinh doanh nào đấy bởi chúng ta có tài nguyên, có đất đai, có ý tưởng để sản xuất ra sản phẩm. Với nông nghiệp thì thị trường phát triển mạnh nên cũng không đến nỗi là quá khó. Thế nhưng, làm thế nào để đưa việc kinh doanh đó lên thì chúng ta lại không làm nổi.

Đối với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo cho nông nghiệp, chúng tôi mong muốn được các doanh nhân, cố vấn quan tâm đến những ý tưởng sáng tạo và cố vấn cho các sinh viên để họ có thể phát triển ý tưởng của mình. Những ý tưởng kinh doanh đó có thể phát triển thành những thương hiệu của Việt Nam và có thể đưa ra nước ngoài.

“Trong diễn đàn này có tất cả các chuyên gia, cố vấn và doanh nhân, chúng tôi mong tất cả các chuyên gia, cố vấn, doanh nhân và các nhà quản lý hãy dành thời gian nhiều hơn để dẫn dắt các ý tưởng khởi nghiệp của các bạn sinh viên, để họ có cơ hội để phát triển ý tưởng của mình.

Chúng tôi mong muốn các chuyên gia, cố vấn, doanh nhân và các nhà quản lý là động lực, lực kéo trong mỗi ngành đầu tiên là sự đặt hàng bởi các anh chị nắm bắt được xu thế của thị trường, xu thế của công nghệ hãy đặt hàng những ý tưởng cho các bạn sinh viên để làm sao cho các sản phẩm của các bạn đó được tạo ra sản phẩm”. – ông Dũng bày tỏ mong muốn.

“Các anh chị hãy chia sẻ cho họ đâu là nhu cầu đâu là xu thế của thị trường và đâu là nhu cầu để các DN lớn có thể quan tâm vào đó, để các bạn tập trung sức lực vào đó phát triển ý tưởng của mình. Nhiều khi ý tưởng tự phát của các bạn đó rất bay bông nên rất khó thực hiện”. – ông Dũng nói.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/ong-my.jpg

Ông Nguyễn Văn Mỹ- Giảng viên cao cấp CEFE, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia

Trao đổi tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Mỹ- Giảng viên cao cấp CEFE, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia cho biết: “Qua hơn 20 năm gắn bó không mệt mỏi với những dự án khởi nghiệp, tôi rất mừng vì cơ quan chính phủ hiện nay đã nghĩ tới khởi nghiệp và quan tâm đặc biệt tới khởi nghiệp. Đến nay, chúng ta đang hi vọng chúng ta sẽ xây dựng thành công hệ sinh thái khởi nghiệp”.

Tuy nhiên, theo ông Mỹ vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu được điều này một cách đúng đắn, bởi có thể xu hướng cộng đồng hay theo tập tính số đông sẽ khiến nhiều bạn trẻ tham gia khởi nghiệp một cách vội vàng.

“Tôi lo ngại rằng nếu chúng ta cứ hô hào nhiều quá sẽ có những nhận thức thiếu đầy đủ. Khởi nghiệp nếu chỉ kêu gọi “thúc đẩy, thúc đẩy” theo phong trào và số đông thì không thể thành công được.Chúng ta không thể khởi nghiệp bằng bất cứ giá nào”. ông Mỹ bày tỏ.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/ong-kien-1.jpg

Ông Vũ Đức Kiên – Giảng viên đào tạo cao cấp của tổ chức Lao động Quốc tế ILO

Ông Vũ Đức Kiên – Giảng viên đào tạo cao cấp của tổ chức Lao động Quốc tế ILOlưu ý, sáng tạo say mê chỉ là một phần trong khởi nghiệp, nhất là trong nông nghiệp khởi nghiệp thì càng phức tạp. “Tôi mong chúng ta hãy chú trọng hơn vào khởi nghiệp giáo dục. Cố gắng hình thành nhận thức và ý tưởng về khởi nghiệp ngay từ nhỏ”. – ông Kiên nói.

http://enternews.vn/wp-content/uploads/2016/12/ong-xuan-trong.jpg

Ông Hoàng Xuân Trọng- Giảng viên ĐH Tây Bắc

Ở góc độ giáo dục, ông Hoàng Xuân Trọng- Giảng viên ĐH Tây Bắc đề xuất kiến nghị để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tốt. Theo đó, ban tổ chức khởi nghiệp quốc gia nên chuẩn hóa giáo trình khởi nghiệp với những tiêu chí nhất định và nên chuẩn hóa, nhân rộng đội ngũ cán bộ giảng dạy về khởi nghiệp. Bởi họ là những người trực tiếp hình thành và tác động đến nhận thức về khởi nghiệp cho giới trẻ, cần có những điều kiện khắt khe và yêu cầu có chứng chỉ về giảng dạy khởi nghiệp cho các cán bộ này.

Nhóm Phóng viên thời sự

BÀI VIẾT LIÊN QUAN