Banner
Trang chủ TIN TỨC & SỰ KIỆN Tin trong ngày

Cần Hơn 5.000 Vỏ Container Lạnh Để Xuất Khẩu Thanh Long Trong Quý 1

08/02/2022 11:26 - Xem: 859
Sản lượng thanh long cần xuất khẩu bằng đường biển trong quý 1/2022 của 3 tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang là hơn 101.000 tấn với nhu cầu vỏ contaner lạnh 40 feet là hơn 5.000 container.

Sản lượng thanh long cần xuất khẩu bằng đường biển trong quý 1/2022 của 3 tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang là hơn 101.000 tấn với nhu cầu vỏ contaner lạnh 40 feet là hơn 5.000 container.

thanh long

Chiều ngày 12/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp về thúc đẩy xuất khẩu nông sản qua vận tải đường biển. Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, việc phía Trung Quốc hạn chế thông quan do trên bao bì, nhãn mác của một số lô hàng có phát hiện virus Sar-Cov2 trong thời gian qua.

vỏ container lạnh

Hiện một số cửa khẩu đã được mở lại nhưng vấn đề là làm sao kiểm soát chặt chẽ Covid, không để dính trên bao bì và nhãn mác. Bởi nếu phát hiện có virus thì Trung Quốc sẽ tiếp tục cho dừng cửa khẩu. Thời gian tới, một số cửa khẩu sẽ nghỉ Tết Nguyên đán với thời gian nghỉ khoảng 7 – 14 ngày tùy cửa khẩu. Do đó, nếu hàng hóa tiếp tục dồn lên cửa khẩu thì sẽ rất khó khăn.

Ông Nam cũng nhấn mạnh rằng thời gian qua có một số ý kiến hiểu sai về vấn đề nhập khẩu sang Trung Quốc, cho rằng hàng nhập khẩu tiểu ngạch là kém chất lượng. “Điều này là hoàn toàn sai. Hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch hay chính ngạch đều phải thực hiện kiểm dịch, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, có mã số vùng trồng…” – ông Nam nhấn mạnh.

Riêng đối với mặt hàng thanh long hiện đang vào cao điểm thu hoạch, ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, sản lượng thanh long sản xuất trong quý 1/2022 của 3 tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang là 226.400 tấn. Trong đó có 101.216 tấn có nhu cầu xuất khẩu bằng đường biển với nhu cầu vỏ container lạnh 40 feet là 5.087 container, gồm Long An 2.700 container, Bình Thuận 1.975 container và Tiền Giang 412 container.

Cần Hơn 5.000 Vỏ Container Lạnh Để Xuất Khẩu Thanh Long Trong Quý 1

Ông Tùng cũng cho biết thêm, việc chi phí vận chuyển qua đường biển tăng gấp 3 lần so với trước đây làm cho chi phí của doanh nghiệp xuất khẩu tăng lên nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu container lạnh và tàu để xuất khẩu qua đường biển, thời gian vận chuyển dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng là những khó khăn trong việc xuất khẩu thanh long bằng đường biển. Việc kiểm soát Covid chặt chẽ từ phía Trung Quốc cũng có thể làm chậm quá trình bốc dỡ hàng tại cảng biển, rủi ro thanh long bị loại bỏ khi phát hiện Covid.

Tham dự cuộc họp, đại diện Cục Hàng hải – Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện hầu hết các hãng tàu đều có điểm dừng chân ở Trung Quốc, trong đó có một số hãng tàu chuyên về thị trường này như Cosco, Yang Ming… Tuy nhiên, có một số khó khăn như việc thu xếp chỗ trên tàu cho container lạnh do số lượng ổ cắm điện trên tàu chỉ đạt khoảng 20% số chỗ. Thêm vào đó, hiện số lượng vỏ container lạnh đang trong tình trạng thiếu do đặc thù thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ dùng container lạnh cho hàng xuất, còn hàng nhập lại dùng container thường. Do đó, hãng tàu sẽ phải nhập vỏ container lạnh, làm tăng thêm chi phí.

xuất khẩu thanh long bằng đường biển

Về phía các hãng tàu, đại diện hãng tàu CMA cho biết, trong khi mặt hàng thanh long lâu nay đều đi bằng đường bộ thì các loại trái cây như chuối, bưởi, sầu riêng đã đi đường biển từ lâu. Việc lượng lớn thanh long chuyển từ đường bộ sang đường biển trong thời gian ngắn gây khó khăn cho hãng tàu trong việc bố trí tàu, phân bổ vỏ container,…

Theo đó, đại diện hãng tàu CMA đề nghị cần xây dựng lộ trình xuất khẩu bằng đường biển cho trái thanh long. Trong đó có các thông tin về sản lượng, vụ mùa,… để hãng tàu lên kế hoạch năng suất và chuyển vỏ container về.

Cùng quan điểm này, ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải cho biết, với các nhà khai thác vận tải, vấn đề mở tuyến không hề đơn giản vì phải liên quan đến xây dựng hệ thống, đầu tư tàu… Do đó, để tạo ra tuyến ổn định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đứng ra làm đầu mối tập hợp các nhu cầu để các đơn vị vận tải tính toán giải pháp.

Theo haiquanonline.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN