1. Vai trò
Bộ môn trực thuộc Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, giữ vai trò nòng cốt trong quản lý và đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Xuất nhập khẩu nông lâm sản. Bên cạnh đó, Bộ môn còn chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án phát triển, tư vấn chính sách và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh.
2. Năng lực cốt lõi
2.1 Giảng dạy
Hiện tại, Bộ môn đang quản lý ngành Kinh doanh quốc tế và chuyên ngành Xuất nhập khẩu nông lâm sản. Ngoài ra, giảng viên của Bộ môn còn tham gia giảng dạy các học phần theo chuyên môn tại các Bộ môn trong khoa và các Khoa trong trường cho tất cả các trình độ như vừa làm vừa học, đại học và thạc sỹ. Một số học phần Bộ môn đang đảm nhiệm việc giảng dạy cho các Khoa khác như Khởi sự kinh doanh, Khoa học quản lý và Quản trị kinh doanh. Ba học phần này dự kiến sẽ được giảng dạy cho Chương trình đào tạo chất lượng cao của trường. Ngoài các chương trình đào tạo dài hạn, với đội ngũ các giảng viên giàu kinh nghiệm thực tế, Bộ môn thường triển khai các khoá đào tạo ngắn hạn, tập huấn cho các hợp tác xã, trang trại và hộ kinh doanh (Chương trình đào tạo nghề Giám đốc hợp tác xã, OCOP).
2.2 Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
Bộ môn có khả năng chủ trì và tham gia triển khai các đề tài khoa học theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng. Hàng năm, các giảng viên trong Bộ môn đều đặn có các bài báo khoa học được đăng tại các tạp chí có danh tiếng trong và ngoài nước. Việc triển khai các đề tài khoa học một mặt giúp các giảng viên cập nhật tình hình thực tế, mặt khác còn tạo ra các cơ hội để sinh viên kiểm chứng và thực tế hoá các kiến thức đã được học.
3. Nhân sự hiện tại của Bộ môn
Phần lớn đội ngũ giảng viên của Bộ môn được đào tạo chuyên môn tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Đức, Úc, Đài Loan, Trung Quốc. Giảng viên của Bộ môn có năng lực chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và chuyển giao công nghệ. Thông tin về giảng viên của Bộ môn có thể được tham khảo qua các đường dẫn trong bảng dưới.
STT |
Họ và tên |
Chức vụ |
Học hàm, học vị |
Link CV, năng lực giảng dạy và lĩnh vực nghiên cứu |
1 |
Dương Hoài An |
Trưởng BM[1] |
TS[2] |
|
2 | Vũ Thị Hiền | P. Trưởng BM | TS | https://mysite.tuaf.edu.vn/vuthihien |
3 | Hà Quang Trung | Trưởng Khoa | TS | https://mysite.tuaf.edu.vn/haquangtrung |
4 | Cù Ngọc Bắc | P. Trưởng Khoa | Ths | https://mysite.tuaf.edu.vn/cungocbac |
5 |
Nguyễn Mạnh Thắng |
Giảng viên |
Ths/NCS[3] |
|
6 |
Nguyễn Quốc Huy |
Giảng viên |
Ths/NCS |
|
7 |
Nguyễn Mạnh Hùng |
Giảng viên |
Ths/NCS |
|
8 |
Đoàn Thị Thanh Hiền |
Giảng viên |
Ths/NCS[4] |
|
9 |
Hồ Lương Xinh |
Giảng viên |
TS |
|
10 |
Đặng Thị Thái |
Giảng viên |
Ths/NCS NN |
|
11 |
Hà Thị Hoà |
Giảng viên KN |
TS |
|
12 | Nguyễn Thị Giang | Giảng viên KN | TS | https://mysite.tuaf.edu.vn/nguyenthigiang |
13 | Lưu Thị Thùy Linh | Giảng viên | Ths/NCS | https://mysite.tuaf.edu.vn/luuthithuylinh |
4. Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Xuất nhập khẩu nông lâm sản
4.1. Thông tin Chung
- Tên chuyên ngành: Xuất nhập khẩu nông lâm sản
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân
- Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 120 tín chỉ
- Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định hiện hành
- Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
- Quy trình đào tạo: Theo quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT
4.2 Chương trình đào tạo
Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về kinh doanh, luật quốc tế và môi trường kinh doanh quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần kinh doanh quốc tế và xuất- nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, cách thức vận dụng các hàng rào quan thuế và phi quan thuế, các kiến thức va kỹ năng về logistics
4.3. Chuẩn đầu ra
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đạo tạo có khả năng:
- Về kiến thức: Sử dụng được các kiến thức khoa hoc tự nhiên và xã hội vào việc tiếp thu các kiến thức ngành kinh doanh quốc tế. Áp dụng được những kiến thức cơ sở ngành như kinh tế Vi mô, kinh tế Vĩ mô, tài chính, tiền tệ, thống kê, luật kinh doanh và thương mại điện tử làm tiền đề cho việc tiếp thu các kiến thức khối ngành kinh doanh quốc tế. Ứng dụng được các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hải quan, ngoại thương, marketing, logistics, bảo hiểm và thanh toán bảo hiểm. Xây dựng được các phương pháp đàm phán kinh doanh. Tổng hợp được các luật thương mại quốc tế và luật thuế trong kinh doanh quốc tế. Xác định được nội dung các hợp đồng kinh doanh quốc tế.
- Về kỹ năng: Vận dụng thành thạo luật thương mại quốc tế, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hải quan, ngoại thương, logistics, thuế/thuế xuất – nhập khẩu, bảo hiểm và thanh toán bảo hiểm. Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thực hiện hợp đồng kinh doanh quốc tế. Vận dụng được các kỹ năng mềm như: phát hiện và giải quyết vấn đề, khai thác và xử lý thông tin, quan hệ công chúng, làm việc nhóm, trình bày trước đám đông, tổng hợp và viết báo cáo. Sử dụng thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng và các phần mềm liên quan. Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc Trung) phục vụ cho nghiệp kinh doanh quốc tế. Xây dựng được ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh quốc tế.
4.4. Cơ hội việc làm
- Các công ty nước ngoài, doanh nghiệp giao nhận ngoại thương, công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty logistics, các ngân hàng trong và ngoài nước, các công ty kinh doanh ngoại tệ, các doanh nghiệp vận tải;
- Các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của các công ty Việt Nam ở nước ngoài hoặc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các văn phòng Bộ/ Sở Công thương, Bộ/ Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Tự khởi nghiệp.
5. Các học phần
STT |
HỌC PHẦN |
Số TC |
I. |
KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG[7] |
42 |
II |
KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH |
65 |
II.1 |
Kiến Thức Cơ Sở Ngành |
20 |
II.1.1 |
Kiến thức bắt buộc |
14 |
1 |
Kinh tế vi mô |
3 |
2 |
Nguyên lý thống kê |
2 |
3 |
Tài chính - tiền tệ |
3 |
4 |
Marketing |
3 |
5 |
Thương mại điện tử |
3 |
II.1.2 |
Kiến thức tự chọn |
6 |
6 |
Quản trị chuỗi cung ứng |
3 |
7 |
3 |
|
II.2 |
Kiến Thức Ngành |
33 |
II.2.1 |
Kiến thức bắt buộc |
12 |
8 |
Thanh toán quốc tế |
3 |
9 |
Nghiệp vụ ngoại thương |
3 |
10 |
Nghiệp vụ hải quan |
3 |
11 |
Logistics |
3 |
II.2.2 |
Kiến thức tự chọn |
21 |
12 |
e-Marketing |
3 |
13 |
Phần mềm quản lý XNK[10] Vtranet |
3 |
14 |
Kiểm dịch thực vật |
3 |
15 |
Kiểm dịch động vật |
3 |
16 |
Bảo quản và chế biến nông sản |
3 |
17 |
Giao dịch và đàm phán trong kinh doanh |
3 |
18 |
Tiếng Anh/Trung chuyên ngành 5 |
3 |
III. |
Kiến Thức Bổ Trợ |
2 |
III.1 |
Kiến thức bắt buộc |
6 |
19 |
Hàng rào quan thuế và phi quan thuế |
3 |
20 |
Thương mại quốc tế |
3 |
III.2 |
Kiến thức tự chọn |
6 |
21 |
Phân tích chuỗi giá trị |
3 |
22 |
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm |
3 |
IV. |
RÈN NGHỀ HOẶC THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP |
3 |
IV.1 |
Rèn nghề[11] (Không tính vào 120 tín chỉ) |
5 |
23 |
Rèn nghề 1: Thực hành nghiệp vụ thanh toán quốc tế |
|
24 |
Rèn nghề 2: Thực hành nghiệp vụ thương mại quốc tế |
|
25 |
Rèn nghề 3: Thực hành nghiệp vụ hải quan |
|
26 |
Rèn nghề 4: Thực hành nghiệp vụ logistics |
|
27 |
Rèn nghề 5: Thực hành phần mềm Vtranet |
|
28 |
Rèn nghề 6: Thực hành e-Marketing |
|
IV.2 |
Thực tập nghề nghiệp (tính luỹ đủ 3 tín chỉ) |
3 |
29 |
Thực tập nghề nghiệp tại một cơ quan hải quan về quy trình thông quan hàng hoá/NLS[12] |
|
30 |
Thực tập NN tại một ngân hàng XNK về nghiệp vụ thanh toán hàng hoá/NLS XNK |
|
31 |
Thực tập NN tại một doanh nghiệp XNK về các nghiệp vụ (đàm phán, hợp đồng, logistics, thanh toán) về XNK hàng hoá/NLS |
|
V. |
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP |
10 |
N/A |
Hướng nghiên cứu[13] |
|
N/A |
Hướng ứng dụng[14] |
|
N/A |
Tổng cộng |
120 |
[1] Bộ môn
[2] Tiến sỹ
[3] Thạc sỹ
[4] Nghiên cứu sinh
[5] Nước ngoài
[6] Không có thông tin hoặc thông tin không cần thiết
[7] Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
[8]Tiếng Anh chuyên ngành 4 và 5 dùng tài liệu Tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên Logistics do Cộng đồng chung Châu Âu biên soạn
[9] Ngoại ngữ chuyên ngành 1, 2 và 3 phân bổ trong khối kiến thức đại cương
[10] Xuất nhập khẩu
[12] Nông lâm sản
[13] Dành cho sinh viên tham gia các đề tài, dự án các cấp hoặc thực hiện nghiên cứu riêng của mình
[14] Dành cho sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp, ngân hàng, cơ quan hải quan...