Banner
Trang chủ GIỚI THIỆU Cơ cấu tổ chức Bộ môn Kinh tế nông nghiệp

Giới thiệu về Bộ môn Kinh tế nông nghiệp

24/03/2024 21:46 - Xem: 1441

Giới thiệu Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp

(Department of Agriculural Economics)

1. Sứ mệnh và tầm nhìn (Mission and Vission)

1.1 Sứ mệnh (Mission)

          Bộ môn trực thuộc Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo các chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Kinh doanh xuất nhập khẩu Nông lâm sản, Quản trị Kinh doanh nông nghiệp và các chương trình đào tạo khác trong Trường. Ngoài ra, Bộ môn tham nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần cùng với Khoa và Nhà trường tạo ra nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị nhằm phát triển bền vững khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước.

1.2 Tầm nhìn (Vission)

          Đến năm 2030, Bộ môn phấn đấu trở thành một đơn vị tự chủ trong học thuật, quản lý ngành Ngành Kinh tế nông nghiệp được kiểm định theo tiêu chuẩn AUN.

2. Năng lực cốt lõi (Core competencies)

2.1 Giảng dạy (Teaching)

         Bộ môn có khả năng cung cấp các khóa học uy tín và chất lượng cao. Các học phần được thiết kế đảm bảo đáp ứng được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và những yêu cầu của thị trường lao động.

2.2 Nghiên cứu và chuyển giao (Research and Transfer)

          Bộ môn có thể chủ trì và tham gia triển khai các nhiệm vụ khoa học, các khóa đào tạo tập huấn (cho doanh nghiệp nhỏ, trang trại, hợp tác xã và hộ kinh doanh) và tư vấn chính sách trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Những kiến thức, kinh nghiệm từ các đề tài, dự án và các hoạt động tư vấn sẽ giúp nâng cao chất lượng bài giảng của các học phần đảm nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung của Khoa và Nhà trường.

3. Định hướng phát triển (Development Orientation)

3.1 Đào tạo (Teaching)

          Quá trình thực hiện đổi mới mô hình quản lý từ kế hoạch hóa tập trung sang định hướng thị trường và tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị đòi hỏi cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân cần được nâng cao kiến thức về kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thị trường về lao động tốt nghiệp ngành kinh tế nông nghiệp là có tiềm năng. Để đáp ứng nhu cầu này, Bộ môn sẽ đổi mới và cập nhật nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập để đảm bảo chuẩn đầu ra của các học phần và chương trình đào tạo.

          Ngoài ra, xu hướng gia tăng kết nối trong và ngoài nước trong tạo cơ hội cho Bộ môn trong đề xuất và tham gia thực hiện hợp tác trong trao đổi giảng viên, sinh viên, và huy động các nguồn tài trợ cho nghiên cứu khoa học. Để phát triển theo hướng này, các học phần cần có sự đổi mới và có sự giao thoa với các học phần tương đồng ở chương trình đào tạo uy tín trong và ngoài nước khác. Sự kết nối là điều kiện tiền đề để tiến hành các hoạt động hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, cập nhật, ứng dụng hiệu quả những công cụ số trong quản lý, tổ chức giảng dạy và nghiên cứu khoa học để thích ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 cũng sẽ là ưu tiên của Bộ môn trong thời gian tới.

3.2 Nghiên cứu và chuyển giao (Research and Transfer)

         Bộ môn phấn đấu trở thành đơn vị uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Các chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp cần đáp ứng xu thế phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

         Các hoạt động trao đổi học thuật với sự tham gia của khu vực tư nhân, các chuyên gia, nhà quản lý cần được tổ chức thường kỳ nhằm thảo luận và xây dựng các ý đề tài, dự án. Công bố khoa học trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước được tăng cường để khẳng định năng lực khoa học của Bộ môn, qua đó tăng uy tín trong thu hút vốn tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Để huy động tài trợ cho nghiên cứu, việc gìn giữ, phát triển và đảm bảo uy tín trong các mối quan hệ hợp tác với khu vực kinh tế tư nhân, chính quyền địa phương và các đối tác là rất cần thiết.

4. Nhân sự hiện tại của Bộ môn (Department staff)

         Bộ môn có đội ngũ các Thầy/Cô có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, tâm huyết, có mối quan hệ xã hội tốt và có khả năng thích ứng với sự thay đổi. Bảng dưới đây là danh sách và link CV, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của từng Thầy/Cô.

STT

Họ và tên

(Name)

Chức vụ

(Positions)

Học hàm, học vị

Link CV, năng lực giảng dạy

và nghiên cứu (Link to access CVs)

1

Trần Lệ Thị Bích Hồng

Trưởng BM

TS

https://mysite.tuaf.edu.vn/tranthibichhong-tuaf-edu-vn

2

Đỗ Hoàng Sơn

Giảng viên

Ths

http://mysite.tuaf.edu.vn/dohoangson

3

Trần Thị Ngọc

Giảng viên

Ths

http://mysite.tuaf.edu.vn/tranthingoc

4

Vũ Thị Hải Anh

Giảng viên

Ths

http://mysite.tuaf.edu.vn/vuthihaianh

5

Nguyễn Thị Hiền Thương

Giảng viên

Ths

http://mysite.tuaf.edu.vn/nguya-n-tha-hia-n-th-ng

6

Lê Minh Tú

Giảng viên

Ths

http://mysite.tuaf.edu.vn/leminhtu

7

Trần Việt Dũng

Giảng viên

Ths

http://mysite.tuaf.edu.vn/tranvietdung

8

Dương Thị Thu Hoài

Giảng viên

Ths

http://mysite.tuaf.edu.vn/duongthithuhoai

9

Đỗ Trung Hiếu

Giảng viên

Ths

http://mysite.tuaf.edu.vn/dotrunghieu

10

Nguyễn Hữu Thọ

Giảng viên

 kiêm nhiệm

TS

http://mysite.tuaf.edu.vn/huutho

11

Chu Thị Hà

Giảng viên

Ths

http://mysite.tuaf.edu.vn/chuthiha

12

Hồ Văn Bắc

Giảng viên

TS

http://mysite.tuaf.edu.vn/hovanbac

13 Nguyễn Thị Bích Ngọc Giảng viên TS https://mysite.tuaf.edu.vn/nguyenthibichngoc

(Nguồn: Theo Quyết định số 408/QĐ-ĐHNL-TCCB ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm về việc thành lập các Bộ môn thuộc các Khoa trực thuộc Trường ĐH Nông lâm)

5. Các học phần hiện đang đảm nhiệm (List of Asssigned Courses)

Tên học phần

(Courses)

Mô tả tóm tắt

(Short Description)

 Nguyên lý kinh tế nông  nghiệp

Học phần này trang bị cho người học kiến thức về

các nguyên lý kinh tế nông nghiệp. Các chủ đề chính là kinh tế các nguồn lực trong nông nghiệp, nguyên lý cung cầu, thị trường nông sản và chính sách nhà nước.

 Tài chính - tiền tệ

 (Finance and monetary)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về các lý thuyết tài chính-tiền tệ làm nền tảng cho chuyên ngành kinh tế nông nghiệp. Chủ đề chính là lý thuyết tài chính, tiền tệ, lãi suất và thị trường tài chính.

 Tài chính nông nghiệp

(Agricultural Finance)

 Học phần trang bị cho người học các kiến thức về thị trường tài chính, các dòng vốn đầu tư cho nông nghiệp và các chính sách tài chính của nhà nước. Các chủ đề trọng tâm là thị trường tài chính, lãi suất, chính sách tín dụng, lập kế hoạch huy động vốn và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

 Thương mại điện tử

 (E-Trade)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức và công cụ về sự mua bán hàng hóa nhờ các ứng dụng công nghệ số trên nền tảng Internet. Các nội dung trọng tâm là thanh toán điện tử, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý các giao dịch trực tuyến và trao đổi dữ liệu điện tử.

 Thương mại quốc tế

 (International trade)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức về lợi thế so sánh để tiến hành, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc các hiệp định thương mại nhằm đem lại lợi ích cho các bên.

 Thương mại và tài chính quốc tế

 (International Trade and Finance)

Học phần này tập trung vào một số vấn đề liên quan đến lý thuyết thương mại quốc tế, chính sách, các nguyên tắc cơ bản của hệ thống tiền tệ quốc tế. Các tình huống thực tiễn về thương mại và tài chính quốc tế sẽ được thảo luận, phân tích trong các bài học.

 Xây dựng và phát triển  thương hiệu sản phẩm

 (Brand Creation and Development)

Học phần này trang bị cho người học kiến thức nền tảng về thương hiệu, chiến lược và các bước phát triển thương hiệu. Nội dung trọng tâm trong xây dựng thương hiệu là các giá trị cốt lõi thương hiệu đem lại cho khách hàng, đặc điểm của nông sản và dịch vụ, cảm xúc trong tâm trí khách hàng về thương hiệu. Các tình huống thực tế về thương hiệu nông sản sẽ được thảo luận, phân tích.

 Marketing

(Marketing)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về marketing và chiến lược marketing, làm nền tảng vận dụng trong phát triển marketing nông sản.

 Marketing căn bản

(Basic marketing)

Học phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản về marketing và chiến lược marketing, giúp người học có thể hiểu và vận dụng trong xây dựng và phát triển các chương trình marketing tiêu thụ nông sản.

 Marketing nông nghiệp

(Agricultural marketing)

Học phần trang bị cho người học kiến thức về xây dựng các chiến lược marketing nhằm giới thiệu, quảng bá và đưa nông sản đến với thị trường.

 Marketing quốc tế
(International Marketing)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức, công cụ lập kế hoạch, giá cả, quảng bá và định hướng các nông lâm sản tới người tiêu dùng ngoài nước.

 E marketing

Học phần trang bị cho người học kiến thức về tiếp thị cho sản phẩm và dịch vụ thông qua Internet. Người học được cách sử dụng các công cụ thiết kế, phát triển, quảng cáo và bán hàng trực tuyến.

 Nguyên lý kế toán

(Principles of Accounting)

Học phần này trang bị kiến thức về bản chất, đối tượng kế toán, tài khoản, chứng từ kế toán, sổ nhật ký chung, bản cân đối kế toán. Người học có khả năng tổng hợp và báo cáo các thông tin kế toán cơ bản cho những người ra quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước.

 Kế toán doanh nghiệp

 (Business Accounting)

Học phần giúp người học có khả năng định khoản, xây dựng các bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Ngoài ra, người học có thể tham gia xây dựng các báo cáo kết quả động kinh doanh, báo cáo tài chính và lưu chuyển tiền tệ.

 Kế toán máy

 (Computer-Aided  Accounting)

Học phần nhằm trang bị một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về việc hạch toán kế toán doanh nghiệp có sự trợ giúp của máy tính. Người học được nâng cao năng lực thực hành các nghiệp vụ kế toán cơ bản như kế toán tiền mặt, kế toán hàng tồn kho, các công nợ, kế toán chi phí giá thành và tài sản cố định.

 Kế toán quản trị

(Administrative Accounting)

Học phần nhằm giúp người học nắm bắt được các kiến thức kế toán, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, qua đó phục vụ công tác quản trị và ra quyết định quản trị.

 Nguyên lý kiểm toán

(Principles of Auditing)

Học phần trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng trong kiểm tra, xác minh tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành.

 Kinh tế lượng ứng dụng

(Applied Econometrics)

Học phần này giúp người học có thể ứng dụng các phương pháp kinh tế lượng vào xây dựng mô hình kinh tế và đánh giá các lý thuyết kinh tế. Kết quả phân tích cung cấp các bằng chứng định lượng tin cậy và thuyết phục hơn nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định trong kinh tế nông nghiệp.

 Kinh tế môi trường

 (Environmental Economics)

Học phần này giới thiệu nguồn gốc kinh tế của các vấn đề ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu. Nội dung học phần cũng xem xét làm thế nào có vân dụng các nguyên tắc kinh tế trong lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo tồn tài nguyên. 

 Phân tích năng suất và hiệu quả (Efficiency and Productivity Analysis)

Học phần dựa trên cơ sở phát triển lý thuyết về đường giới hạn năng lực sản xuất để đo lường năng suất, hiệu quả. Các phương pháp tiên tiến như SFA và DEA sẽ được sử dụng để phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, qua đó đề xuất những điểm trọng tâm để cải thiện năng suất trong nông nghiệp.

 Phân tích hoạt động kinh doanh

 (Analytics for Business Activities)

Học phần này trang bị cho người học các phương pháp phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nội dung trọng tâm bao gồm phân tích chi phí và giá thành; phân tích tình hình tiêu thụ; phân tích lợi nhuận; phân tích tài chính; phân tích cấu trúc vốn.

 Giới thiệu Kinh tế sinh học

 (Introduction to Bioeconomics)

Học phần sẽ giúp sinh viên hiểu được tác động của các chiến lược quản lý, chính sách của chính phủ và đổi mới công nghệ đến khả năng tồn tại, năng suất và tính bền vững của hệ thống sản xuất. Người học được trang bị thêm kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp liên ngành liên quan đến tài nguyên, hệ sinh thái, và kinh tế nông nghiệp.

 Kinh tế rừng

(Forestry Economics)

Kinh tế rừng nghiên cứu những lựa chọn liên quan đến bảo vệ và quản lý rừng. Học phần tập trung vào khía cạnh kinh tế trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ lâm sản và dịch vụ, đảm bảo tính bền vững trong khai thác và bảo vệ rừng.

 Kinh tế đất

(Land Economics)

Học phần này nghiên cứu những lựa chọn liên quan đến bảo vệ và quản lý tài nguyên đất. Học phần tập trung vào khía cạnh kinh tế để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời đảm bảo khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đất.

 Phương pháp khuyến nông

(Agriculture extension methods)

Học phần nhằm nâng cao năng lực của người học trong việc sử dụng các phương pháp khuyến nông phù hợp để thúc đẩy kết nối thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho nông dân.

 Thực tập nghề nghiệp: Thăm quan các mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao (Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Trang trại…)

(Field Visits to High Economic Efficient Agribusiness Models)

Thực tập này giúp người học trực tiếp học hỏi từ thực tiễn các mô hình tổ chức, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giá trị kinh tế cao, qua đó nâng cao khả năng áp dụng vào thực tiễn sau khi tốt nghiệp.

 Thực tập nghề nghiệp 1:  Phân tích, đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị

 (Intership at firms, farms and cooperatives)

Tham gia thực tập nghề này, người học sẽ được cải thiện kiến thức và kỹ năng vận dụng trong hạch toán, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của một đơn vị.

 Thực tập nghề nghiệp 2: Phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp

 (Internship at a govermental organization)

Học phần trang bị cho người học các cách thức nhà nước sử dụng các công cụ như chính sách, luật để quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.

 Rèn nghề 1: Xây dựng chiến lược quảng bá, tiêu thụ nông sản

(Skilled Practice 1: Strategic planning for Product advertisement and Sales)

Học phần này giúp sinh viên ứng dụng một cách sáng tạo các kiến thức Marketing để thực hiện quảng bá, tiêu thụ nông sản của 1 đơn vị sản xuất kinh doanh.

 Rèn nghề 3: Phân tích môi trường kinh doanh

(Skilled Practice 3: Business Environment Analysis)

Học phần này giúp người học có cách tiếp cận hệ thống, trong phân tích môi trường kinh doanh của 1 đơn vị, 1 dự án kinh doanh. Tính hệ thống thể hiện ở sự liên kết, phối hợp giữa các bên, các công đoạn trong cung cấp nông sản tới khách hàng.

(Nguồn: Theo sự phân công của Khoa, cập nhật ngày 21 tháng 2 năm 2020)

                                                                                                                                    Trưởng BM

 

                                                                                                                                  TS. Trần Lệ Thị Bích Hồng