Banner
Trang chủ SINH VIÊN Các hoạt động Đoàn-Hội

Đánh giá ý tưởng kinh doanh

18/02/2017 11:23 - Xem: 885
Đánh giá ý tưởng kinh doanh được thực hiện theo 3 vòng: vòng sơ khảo (vòng 1), vòng chung khảo (vòng 2) và vòng chung kết (vòng 3) sau đây:

Vòng sơ khảo (vòng 1)

Vòng sơ khảo được chấm theo hình thức tự luận, do Hội đồng tư vấn đánh giá đánh giá. Những ý tưởng kinh doanh, dự án khởi nghiệp được lọt qua vòng sơ khảo (vòng 1) mới được dự thi vòng chung khảo (vòng 2).

            Tiêu chí đánh giá vòng sơ khảo bao gồm:

            - Nội dung của ý tưởng kinh doanh

            - Tính khả thi, tính tốt xấu và tính rủi ro của ý tưởng kinh doanh

            - Tính sáng tạo, độc đáo và khả năng phát triển sản phẩm của ý tưởng kinh doanh

            - Tính hợp pháp của ý tưởng kinh doanh

            Vòng sơ khảo sẽ chọn ra các dự án tốt nhất để thi vòng chung khảo.

Vòng chung khảo (vòng 2)

Vòng chung khảo được chấm theo hình thức tự luận, do Hội đồng tư vấn đánh giá chấm. Những ý tưởng kinh doanh, dự án khởi nghiệp được lọt qua vòng 2 (vòng chung khảo) mới được dự thi vòng 3 (vòng chung kết).

            Tiêu chí đánh giá vòng chung khảo bao gồm:

            - Nội dung của ý tưởng kinh doanh

            - Tính khả thi, tính tốt xấu và tính rủi ro của ý tưởng kinh doanh

            - Khả năng phát triển sản phẩm của ý tưởng kinh doanh

Vòng chung khảo sẽ chọn ra các dự án tốt nhất để thi vòng chung kết.

Vòng chung kết (vòng 3)

Vòng chung kết được chấm theo hình thức bảo vệ trước Hội đồng tư vấn đánh giá. Mỗi dự án có 01 thí sinh thuyết trình và bảo vệ trước Hội đồng tư vấn đánh giá. Tổng thời gian trình bày, trao đổi, bảo vệ, hỏi và trả lời của thí sinh tối đa là 25 phút.

            Đánh giá vòng chung kết được thực hiện qua hai bước sau đây:

a) Bước 1: Đánh giá ý tưởng kinh doanh bằng cách cho điểm từ 0 đến 6 theo từng tiêu chí được nêu ở bảng dưới đây. Trong đó điểm 0 là không có gì, điểm 2 nếu ở dưới mức trung bình, điểm 4 nếu ở mức trung bình và điểm 6 là mức trên trung bình. Các tiêu chí và cách cho điểm cụ thể được trình bày ở bảng 1, gồm: Kiến thức hiểu biết về ngành/sản phẩm/dịch vụ kinh doanh, kinh nghiệm, kỹ năng, khả năng xâm nhập thị trường và tính độc đáo của sản phẩm/dịch vụ.

Kiến thức hiểu biết về ngành/sản phẩm/dịch vụ kinh doanh

+ Người khởi sự biết những gì về ngành/sản phẩm/dịch vụ này?

+ Người khởi sự có cần phải bỏ thêm thời gian và tiền bạc để học hỏi về ngành/sản phẩm/dịch vụ này không?

+ Người khởi sự có phải thu nhận thêm một đối tác vì không đủ hiểu biết về ngành/sản phẩm/dịch vụ này không?

Kinh nghiệm trong lĩnh vực này

          + Người khởi sự đã bao giờ đứng ra làm chủ doanh nghiệp hoặc làm việc trong lĩnh vực này chưa?

          + Kinh nghiệm làm việc thực tế quan trọng đến mức nào trong ngành này?

            Bảng 1: Tiêu chí và cho điểm theo các tiêu chí

TT

Tiêu chí

Cách cho điểm

1

Kiến thức hiểu biết về ngành/sản phẩm/dịch vụ kinh doanh

Điểm 0 nếu người khởi sự không biết gì, điểm 2 nếu biết lơ mơ, điểm 4 nếu biết một cách hạn chế và điểm 6 nếu biết ở mức có thể tự tiến hành công việc

2

Kinh nghiệm trong lĩnh vực

Điểm 0 nếu không có chút kinh nghiệm, điểm 2 có chút ít kinh nghiệm, điểm 4 có kinh nghiệm nhưng chưa đủ, và điểm 6 nếu thông thạo

3

Kỹ năng của người khởi sự

Điểm 0 không có kỹ năng, điểm 2 chỉ có ít kỹ năng, điểm 4 có một số kỹ năng, và điểm 6 có đủ kỹ năng cần thiết

4

Khả năng thâm nhập thị trường

Điểm 0 bị cạnh tranh mạnh, điểm 2 có sự thâm nhập hạn chế, điểm 4 có cả đối thủ cạnh tranh lớn và nhỏ, và điểm 6 không có hạn chế nào đối với sự thâm nhập

5

Tính độc đáo

Điểm 0 sản phẩm/dịch vụ do rất nhiều người cung cấp, điểm 2 một số người cung cấp, điểm 4 chỉ có 1 hoặc 2 người cung cấp, và điểm 6 không có ai cung cấp.

Kỹ năng của người khởi sự: hãy bỏ qua những kỹ năng thông thường mà tập trung vào các kỹ năng đặc thù của ngành kinh doanh đó.

          + Những kỹ năng mà người khởi sự có đạt trình độ nào?

          + Nếu người khởi sự chưa có những kỹ năng đó, để có được chúng, người khởi sự phải cố gắng ở mức độ nào?

Khả năng xâm nhập thị trường: Hãy tính đến cả những chi phí để tham gia kinh doanh và những rào cản cạnh tranh người khởi sự có thể gặp phải. Điểm 0 bị cạnh tranh mạnh, điểm 2 có sự thâm nhập hạn chế, điểm 4 có cả đối thủ cạnh tranh lớn và nhỏ, và điểm 6 không có hạn chế nào đối với sự thâm nhập.

Tính độc đáo: Tính độc đáo không nhất thiết phải mang ý nghĩa không có ai cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cùng loại; mà nó có ý nghĩa rằng không có ai cung cấp sản phẩm/dịch vụ theo cách mà người khởi sự cung cấp hoặc hàm ý rằng không có ai sẽ cung cấp sản phẩm/dịch vụ trong khu vực kinh doanh của người khởi sự.

Tổng hợp điểm đối với tất cả các ý tưởng về sản phẩm/dịch vụ kinh doanh được thể hiện ở bảng 2.

b) Bước 2: Lựa chọn ý tưởng kinh doanh

          Ở bước này cần tính tổng số điểm và lựa chọn các ý tưởng kinh doanh có thể đưa vào triển khai thực tế. Sau khi đã xác định được tổng số điểm cho từng ý tưởng, bước này sẽ khoanh vùng, loại bỏ các ý tưởng kinh doanh không phù hợp. Tiêu chuẩn loại bỏ các ý tưởng không phù hợp như sau:

- Loại bỏ các ý tưởng kinh doanh có tổng số điểm nhỏ hơn 20

          - Loại bỏ các ý tưởng mà không đạt được điểm 4 ở từng tiêu chí

          - Loại bỏ các ý tưởng không đạt được ít nhất là điểm 6 ở tiêu chí độc đáo.

Bảng 2. Đánh giá cho tiết ý tưởng kinh doanh

TT

Ý tưởng kinh doanh

Kiến thức

Kinh nghiệm

Kỹ năng

Khả năng thâm nhập

thị trường

Tính độc đáo

Tổng cộng

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Chú ý: Khi ý tưởng kinh doanh đã được đánh giá và chấp nhận, cần mô tả ý tưởng kinh doanh đó. Một ý tưởng kinh doanh tốt phải là ý tưởng mô tả ở dạng rất đơn giản. Ý tưởng kinh doanh mà không thể mô tả bằng một câu đơn giản thường là một ý tưởng kinh doanh chưa hoàn thiện hoặc ý tưởng kinh doanh tồi. Ý tưởng kinh doanh chỉ nên chứa đựng từ 10 đến 15 từ, không quá dài.

PGS.TS Dương Văn Sơn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN