Banner
Trang chủ NGHIÊN CỨU & CGCN

Bế mạc hội thảo quốc tế các nhà kinh tế Việt Nam lần thứ 8

12/06/2015 12:40 - Xem: 627
Trong hai ngày (9, 10/6), tại Trung tâm Học liệu đã diễn ra Hội thảo quốc tế các nhà kinh tế Việt Nam (VEAM) lần thứ 8. Hội thảo được Đại học Thái Nguyên phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp, Ngân hàng Thế giới, Trường Đại học Ngoại thương …tổ chức. Tham dự Hội thảo có các nhà kinh tế hàng đầu của Việt Nam, các nhà khoa học, các giảng viên khối ngành kinh tế của các cơ sở giáo dục của Việt Nam; các chuyên gia kinh tế đến từ các nước: Pháp, Đức, Hà Lan, Italia…
Trong hai ngày (9, 10/6), tại Trung tâm Học liệu đã diễn ra Hội thảo quốc tế các nhà kinh tế Việt Nam (VEAM) lần thứ 8. Hội thảo được Đại học Thái Nguyên phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp, Ngân hàng Thế giới, Trường Đại học Ngoại thương …tổ chức. Tham dự Hội thảo có các nhà kinh tế hàng đầu của Việt Nam, các nhà khoa học, các giảng viên khối ngành kinh tế của các cơ sở giáo dục của Việt Nam; các chuyên gia kinh tế đến từ các nước: Pháp, Đức, Hà Lan, Italia…

Hội thảo quốc tế các nhà kinh tế Việt Nam là diễn đàn quan trọng để các nhà kinh tế, các nhà khoa học xã hội của Việt Nam và khắp nơi trên thế giới trao đổi kết quả nghiên cứu của mình về kinh tế, tài chính và quản lý. Đây cũng là cơ sở để nuôi dưỡng một mạng lưới toàn cầu của các nhà kinh tế Việt Nam và các nhà khoa học xã hội khác mở rộng và củng cố hợp tác trong nghiên cứu về kinh tế Việt Nam. Đồng thời, Hội thảo là cơ hội gặp gỡ của các cơ sở giáo dục đại học các khối ngành kinh tế được tiếp cận, giao lưu, trao đổi hợp tác với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp về kinh tế trong và ngoài nước.

Hội thảo VEAM 8 là cầu nối quan trọng giúp các nhà khoa học Việt Nam kết nối với các nhà khoa học quốc tế, giữa Đại học Thái Nguyên - trung tâm giáo dục lớn thứ 3 cả nước với các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về kinh tế Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Đại học Thái Nguyên tiếp tục tham gia vào mạng lưới nghiên cứu quốc tế. Trên cơ sở đó, Đại học Thái Nguyên sẽ có những giải pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động hợp tác, nghiên cứu khoa học, khẳng định vị thế, vai trò của Đại học Vùng đối với khu vực Trung du miền núi phía Bắc nói riêng cũng như cả nước nói chung.

Tại Hội thảo, ngoài 4 bài nghiên cứu chính của các nhà kinh tế nổi tiếng nghiên cứu về kinh tế Việt Nam như GS. Lê Văn Cường – Đại học Quản trị Paris (Pháp); Bà Katheline Schubert – Trường Đại học Kinh tế Paris (Pháp)…đã được được trình bày tại 4 phiên toàn thể, hội thảo còn có 28 phiên thảo luận chuyên sâu cho hơn 91 bài báo cáo với các chủ đề khác nhau về kinh tế, quản trị, thương mại, tài chính, ngân hàng. Trong đó, nghiên cứu của Bà Katheline Schubert với chủ đề “ Nuôi trồng thủy sản có phải là một sự lựa chọn? Những phân tích lý thuyết”, đã nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu. Tại nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra sự tương tác sinh học giữa cá tự nhiên và cá nuôi, những hi vọng mới trong việc phát triển thủy sản một cách phù hợp, theo cách làm của Pháp.

Đại diện Ban Tổ chức Hội thảo VEAM 8 cho biết: Hội thảo lần này có nhiều điểm mới so với các Hội thảo tổ chức trước đó, với hơn 67 bài tham luận của các nhà nghiên cứu trong nước, trong đó có những nghiên cứu sinh còn rất trẻ nhưng được đánh giá cao.

Bên cạnh các nội dung về học thuật, Hội thảo còn có nhiều các hoạt động văn hóa đặc sắc, ấn tượng góp phần tạo nên thành công chung của Hội thảo và để lại ấn tượng tốt đẹp với các đại biểu tham dự VEAM 8 tại Thái Nguyên./.

Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn cũng cử người tham dự hội thảo này kèm một bài báo cáo được trình bày tại hội thảo.

 

Người đăng: Xuân Lâm - Khoa KT&PTNT

BÀI VIẾT LIÊN QUAN